Hà Nội
23°C / 22-25°C

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Thứ sáu, 16:03 19/04/2024 | Bệnh thường gặp

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

1. Tương tác thuốc kháng histamin với rượu

Việc kết hợp thuốc kháng histamin với rượu có thể gây buồn ngủ quá mức và gây nguy hiểm nếu đang lái xe ô tô hoặc vận hành máy móc. Khi kết hợp những loại thuốc này với rượu, tác dụng phụ này nghiêm trọng hơn, thậm chí làm tăng nguy cơ quá liều. Do đó không uống rượu khi đang uống các thuốc kháng histamin .

Các thuốc kháng histamin bao gồm: Loratadine, diphenhydramine (benadryl), desloratadine (clarinex), brompheniramine, clorpheniramine, hydroxyzine, cetirizine.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm- Ảnh 2.

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

2. Thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm

Việc uống rượu khi đang uống một số loại thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm có thể gây tương tác thuốc, làm gia tăng các tác dụng phụ của những loại thuốc này.

Tác dụng phụ của việc uống thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm với rượu bao gồm: Nhịp tim nhanh, thay đổi huyết áp đột ngột, đau dạ dày, nôn mửa, nhức đầu hoặc đỏ mặt, tổn thương gan.

Một số loại thuốc kháng sinh và kháng nấm phổ biến có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn khi trộn với rượu:

- Thuốc kháng sinh: Macrodantin (nitrofurantoin), metronidazole, isoniazid, cycloserin, tindamax (tinidazole), zithromax (azithromycin).

- Thuốc chống nấm: Griseofulvin, ketoconazol.

Thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm thường không dùng kéo dài, do đó, nên kiêng uống rượu cho đến khi không còn sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm, đồng thời giúp quá trình lành vết thương nhanh hơn. Chỉ nên uống rượu sau 48 đến 72 giờ khi uống liều thuốc cuối cùng.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm- Ảnh 3.

Nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các tương tác thuốc cần tránh.

3. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi uống rượu. Việc kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ té ngã, tình trạng trầm cảm nặng lên, làm giảm khả năng kiểm soát vận động, tăng tác dụng của rượu, gây tổn thương gan, tăng huyết áp.

Tuyệt đối không uống rượu khi đang dùng các thuốc điều trị trầm cảm: Aripriprazone, clomipramine, celexa (citalopram), clozapin, duloxetine, trazodone, venlafaxine, seroquel (quetiapin), zoloft (sertraline), chế phẩm thảo dược St. John's Wort...

4. Thuốc điều trị lo âu và động kinh

Buồn ngủ, chóng mặt và thở chậm hoặc khó thở... đều là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị lo âu và động kinh với rượu. Một người cũng có thể gặp vấn đề với chức năng vận động, hành vi và trí nhớ khi dùng kết hợp này. Ngoài ra, việc uống các loại thuốc này với rượu sẽ làm tăng nguy cơ quá liều, thậm chí gây tử vong.

Không được uống rượu khi đang uống các thuốc điều trị lo âu và động kinh: Lorazepam, buspirone, clonazepam, clordiazepoxide, paxil (paroxetin), diazepam, alprazolam.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm- Ảnh 4.

Cần đọc kỹ nhãn thuốc trước khi uống để tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra.

5. Thuốc trị viêm khớp

Một số loại thuốc trị viêm khớp khi kết hợp với rượu có thể gây loét, chảy máu dạ dày và tổn thương gan. Nên tránh uống rượu khi đang dùng các thuốc trị viêm khớp: Celebrex (celecoxib), naproxen, diclofenac.

6. Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý

Khi kết hợp với rượu, thuốc điều trị rối loạn chú ý và tập trung có thể gây chóng mặt và buồn ngủ, giảm khả năng tập trung, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tổn thương gan.

Các thuốc bao gồm: Adderall (amphetamine/dextroamphetamine), concerta, ritalin (metylphenidat), dextroamphetamine, dexmethylphenidate, atomoxetine, vyvanse (lisdexamfetamine).

7. Thuốc huyết áp

Khi trộn với rượu, các loại thuốc huyết áp có thể gây chóng mặt, ngất xỉu và buồn ngủ. Các vấn đề về tim cũng có thể xảy ra như nhịp tim không đều. Tốt nhất là không nên kết hợp rượu và thuốc điều trị huyết áp. Ngoài ra, hạn chế uống rượu có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa tăng huyết áp.

Để tránh tương tác thuốc nguy hiểm, tuyệt đối không uống rượu cùng các thuốc trị tăng huyết áp: Accupril (quinapril), verapamil, hydrochlorothiazide, cardura (doxazosin), clonidine, losartan, terazosin, benazepril, prazosin, amlodipin, lisinopril, enalapril.

Một số người có thể bị buồn nôn, nôn, nhức đầu, nhịp tim nhanh và huyết áp thay đổi đột ngột khi uống thuốc trị đái tháo đường cùng với rượu.

8. Thuốc chống đông máu

Warfarin là một loại thuốc thường được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông. Những người thỉnh thoảng uống rượu có thể bị chảy máu trong khi dùng thuốc này. Những người uống nhiều rượu có nguy cơ bị chảy máu, gia tăng cục máu đông , đột quỵ hoặc đau tim.

Uống warfarin với rượu, cho dù không thường xuyên, cũng có thể gây ra những tương tác thuốc nguy hiểm cho sức khỏe.

9. Thuốc giảm mỡ máu

Uống một lượng lớn rượu cùng với thuốc giảm mỡ máu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, tăng tình trạng đỏ bừng và ngứa, tăng chảy máu dạ dày.

Nên tránh xa rượu khi đang uống các thuốc: Lovastatin, rosuvastatin, atorvastatin, niacin, pravastatin, pravigard, simvastatin.

10. Thuốc trị bệnh đái tháo đường

Rượu và thuốc trị đái tháo đường có thể khiến lượng đường trong máu của một người xuống quá thấp. Một số người có thể bị buồn nôn, nôn, nhức đầu, nhịp tim nhanh và huyết áp thay đổi đột ngột khi uống thuốc trị đái tháo đường cùng với rượu. Đặc biệt, glumetza có thể gây buồn nôn và suy nhược.

Các thuốc không được uống cùng với rượu: Glucotrol XL (glipizid), metformin, glyburide.

11. Thuốc giảm đau

Thuốc dùng để giảm đau cũng có thể tương tác với rượu. Kết hợp các loại thuốc để kiểm soát cơn đau thông thường, đau cơ, sốt và viêm với rượu có thể gây khó chịu ở dạ dày, chảy máu, loét dạ dày và nhịp tim nhanh. Khi trộn với rượu, excedrin và tylenol cũng có thể gây tổn thương gan .

Nên tránh uống rượu khi đang uống các thuốc: Ibuprofen, naproxen, excedrin (aspirin, acetaminophen và caffeine), tylenol (acetaminophen).

12. Thuốc giãn cơ

Khi kết hợp với rượu, thuốc giãn cơ cũng có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, tăng nguy cơ co giật, quá liều thuốc, khả năng kiểm soát động cơ bị suy giảm, có các hành vi bất thường và các vấn đề về trí nhớ.

Các thuốc giảm đau cơ có thể tương tác với rượu gây những tác dụng nguy hiểm: Fexmid (cyclobenzaprine), soma (carisoprodol).

13. Thuốc trị đau sau phẫu thuật

Khi kết hợp các thuốc giảm đau do chấn thương, sau phẫu thuật hoặc đau nửa đầu với rượu có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, thở chậm hơn, nguy cơ quá liều tăng, ảnh hưởng đến việc kiểm soát hành vi và trí nhớ.

Các thuốc bao gồm: Meperidin, ascomp-codeine (butalbital, aspirin, caffeine, codeine), oxycodone, hydrocodone, fentanyl, morphin, hydromorphone, methadone, tramadol.

14. Thuốc ngủ

Khi kết hợp với rượu, thuốc ngủ có thể có tác dụng tương tự như nhiều loại thuốc khác trong danh sách này. Tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, thở khó khăn, các vấn đề về điều khiển động cơ, trí nhớ và hành vi.

Nên tránh uống rượu khi đang sử dụng các thuốc ngủ: Zolpidem, eszopiclone, temazepam, diphenhydramine, doxylamine.

Ngoài ra, các loại thuốc chữa mất ngủ bằng thảo dược như hoa cúc, cây nữ lang và hoa oải hương có thể gây buồn ngủ nhiều hơn khi uống cùng với rượu.


DS. Hoàng Vân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Top