Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn khoai lang cần tránh 3 thời điểm này để phòng bệnh dạ dày và bệnh đường tiêu hóa

Thứ sáu, 08:30 22/03/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng...

Bất ngờ 5 biến chứng đáng sợ của viêm họng mãn tính rất nhiều người không biếtBất ngờ 5 biến chứng đáng sợ của viêm họng mãn tính rất nhiều người không biết

GĐXH - Viêm họng mãn tính nếu không được điều trị đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp mà còn có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim và tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.

Khoai lang có vị ngọt bùi tự nhiên, đây là một loại củ giàu chất dinh dưỡng, có thể thay thế một bữa ăn nếu bạn không có thời gian nấu nướng.

Khoai lang có thành phần dinh dưỡng cao nhưng lượng carb lại thấp nên thường xuyên xuất hiện trong các thực đơn ăn kiêng lành mạnh. Trung bình, lượng carb có trong một củ khoai lang chỉ bằng 1/3 lượng tinh bột trong cơm trắng. Hàm lượng chất xơ cùng các chất kali, natri, phốt pho, vitamin C có nhiều trong khoai lang cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ số đường huyết của khoai lang cũng thấp hơn so với gạo nên không làm gia tăng đường huyết sau khi ăn.

Ăn khoai lang cần tránh 3 thời điểm này để phòng bệnh dạ dày và bệnh đường tiêu hóa- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nhờ chứa nhiều chất xơ nên khi ăn khoai lang sẽ nhanh tạo cảm giác no bụng, hạn chế thèm ăn, nhờ đó kiểm soát liều lượng thực phẩm nạp vào cơ thể hiệu quả hơn. Chất xơ dồi dào trong khoai lang còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa trơn tru, đào thải cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Phần vỏ khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, không nên bỏ phí khi ăn. Vỏ khoai lang cũng chứa nhiều khoáng chất như mangan, kali và các loại vitamin như A, C, E có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên ăn cả vỏ khi luộc, hấp khoai. Không nên ăn vỏ khoai khi nướng, nhất là nướng trực tiếp với than hoa, than củi, dễ nhiễm độc.

2 thời điểm tốt nhất nên ăn khoai lang

Ăn khoai lang vào buổi sáng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm "vàng" nên ăn khoai lang là vào buổi sáng. Ăn vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng, giúp bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp đẹp da, ngừa ung thư, tim mạch đột quỵ, ăn khoai lang vào thời điểm này cũng giúp cân hiệu quả cho những người sợ béo.

Ăn khoai lang vào buổi trưa

Ngoài bữa sáng, thời điểm tốt nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn khoai lang đó là buổi trưa. Bởi, sau khi ăn khoai lang, cơ thể cần phải mất 4 - 5 giờ mới có thể hấp thụ được canxi có trong củ khoai. Trong khi đó, khung giờ buổi chiều từ 14 - 17 giờ lại có tác động lớn từ ánh nắng trời thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi. Vì vậy, buổi trưa ăn khoai lang khoảng từ 10 - 12 giờ là hoàn toàn phù hợp.

3 thời điểm trong ngày nên tránh ăn khoai lang

Ăn khoai lang cần tránh 3 thời điểm này để phòng bệnh dạ dày và bệnh đường tiêu hóa- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Không ăn khoai lang sau 12 giờ trưa

Thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.

Không ăn khoai lang vào buổi tối

Khoai lang ăn vào buổi tối dễ gây trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt với những người có dạ dày yếu hoặc người cao tuổi sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.

Không ăn khoai lang khi đói

Do khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín kỹ.

Ăn khoai lang thế nào để tốt nhất cho bạn?

- Khoai vỏ đỏ ruột vàng là một trong những loại khoai có tác dụng tốt nhất.

- Khoai lang và rau lang chứa nhiều canxi, do đó không nên ăn quá nhiều vì có thể gây sỏi thận.

- Khoai lang là thực phẩm rất tốt với nhiều chất dinh dưỡng và tác dụng hữu ích nhưng khoai lang ăn cả vỏ lại không tốt cho hệ tiêu hóa.

- Khoai lang nên dùng trong tuần và phải được để ở nơi khô ráo, không có chuột bọ. Những củ khoai có vết nâu, đốm đen trên vỏ thường mất hương vị và còn có thể gây ngộ độc thực phẩm.

- Khoai lang luộc dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn khoai nướng hoặc chiên. Khoai có thể giữ lại tới 92% chất dinh dưỡng khi đun sôi trong nồi có nắp đậy kín trong 20 phút.

Loại quả giàu dinh dưỡng, người Việt nên ăn thường xuyên hơn để chống viêm và phòng ngừa bệnh xương khớpLoại quả giàu dinh dưỡng, người Việt nên ăn thường xuyên hơn để chống viêm và phòng ngừa bệnh xương khớp

GĐXH - Ớt chuông chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và là sự lựa chọn lý tưởng cho các chế độ ăn, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống.

Loại quả giúp bơm máu tự nhiên, giúp giảm ho và cảm cúm hiệu quả, hiện rẻ và có bán đầy chợ ViệtLoại quả giúp bơm máu tự nhiên, giúp giảm ho và cảm cúm hiệu quả, hiện rẻ và có bán đầy chợ Việt

GĐXH - Đó là quả cóc. Quả cóc còn chứa vitamin B1 cũng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa chứng thiếu máu.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Top