Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Thứ sáu, 11:49 10/05/2024 | Sống khỏe

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

1. Biện pháp can thiệp trong nhồi máu cơ tim

Đa số các trường hợp nhồi máu cơ tim sẽ được thực hiện thủ thuật can thiệp mạch vành hoặc thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, nhằm cho máu lưu thông vòng qua chỗ tắc. Ngoài ra, cần dùng các thuốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim, tăng cường tưới máu cho vùng cơ tim bị thiếu máu, hạn chế các biến chứng trước mắt, lâu dài.

Khi bị nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời, đa số bệnh nhân sẽ bị tử vong. Những trường hợp còn sống sót, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời thì một phần cơ tim sẽ bị chết và ảnh hưởng lâu dài đến chức năng co bóp của cơ tim.

Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa tới bệnh viện sớm, có thể được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp thông tim đặt stent trong mạch vành, lúc này cơ tim được tái tưới máu và tế bào cơ tim được bảo tồn.

Trường hợp bệnh nhân bị hẹp tắc nhiều nhánh mạch vành và không thể can thiệp đặt stent (thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường), bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khi tình trạng nhồi máu cơ tim ổn định hơn.

Cho dù điều trị bằng phương pháp nào, sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đều được sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ và ngăn ngừa cơn nhồi máu tái phát. Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, uống đủ thuốc theo đơn bác sĩ đã kê để duy trì tình trạng bệnh tối ưu và phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp- Ảnh 1.

Người bệnh nhồi máu cơ tim cần đi khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn dùng thuốc phù hợp.

2. Các thuốc điều trị nhồi máu cơ tim

Trong điều trị nhồi máu cơ tim, các thuốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim, tăng cường tưới máu cho vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ được bác sĩ kê đơn nhằm hạn chế các biến chứng trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, việc dùng các thuốc ngăn chặn sự tiến triển của quá trình vữa xơ động mạch cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kéo dài cũng gây nên một số tác dụng phụ.

Dưới đây là các thuốc thường dùng:

2.1 Các thuốc nhóm nitrate

Các thuốc nhóm nitrate gồm có 2 loại tác dụng khác nhau:

+ Loại tác dụng nhanh dùng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi, tiêm tĩnh mạch như nitroglycerin ngậm dưới lưỡi; natispray, lenitral spray dùng xịt dưới lưỡi; thuốc tiêm lenitral...

+ Loại tác dụng chậm dùng đường uống như thuốc viên lenitral, nitromine…

Tác dụng chủ yếu của các thuốc nhóm này là gây giãn tĩnh mạch ngoại vi dẫn đến giảm lượng máu về tim kết hợp với giãn các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi. Hai tác dụng này sẽ làm giảm tiêu thụ oxy của cơ tim. Đối với động mạch vành, thuốc cũng có tác dụng giãn động mạch do vậy chống được hiện tượng co thắt mạch vành. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn bàng hệ tới các khu vực cơ tim bị thiếu máu.

Với trường hợp nhồi máu cơ tim, ngay khi xuất hiện đau thắt ngực, cần dùng ngay loại xịt hoặc ngậm dưới lưỡi. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được sử dụng nitroglycerin dạng tiêm tĩnh mạch với liều khởi đầu thấp và tăng dần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Tác dụng phụ thường gặp của nitroglycerin là nhức đầu thoáng qua, buồn nôn, bốc hỏa, hạ huyết áp (nhất là ở người cao tuổi), gây nhịp tim nhanh, tăng tiết dịch vị…

2.2 Thuốc chẹn beta giao cảm

Các thuốc chẹn thụ thể beta có tác dụng chọn lọc cao trên tim hay dùng như atenolol, metoprolol, bisoprolol...

Đây là nhóm thuốc đối kháng cạnh tranh với các chất giao cảm, làm giảm tần số tim, giảm sức co bóp của cơ tim. Từ đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng cường tưới máu cho động mạch vành. Do đó có tác dụng góp phần làm giảm sự lan rộng vùng hoại tử cơ tim. Ngoài ra, các thuốc nhóm này còn có tác dụng phòng và làm giảm tai biến loạn nhịp ngoại tâm thu thất.

Nhóm thuốc này không được dùng trong các trường hợp: Nhịp chậm, hạ huyết áp, block nhĩ thất mức độ cao, bệnh nhân mắc hen phế quản, suy tim hoặc choáng tim.

Tác dụng phụ của các thuốc chẹn beta thường nhẹ và tạm thời, xuất hiện vào lúc khởi đầu điều trị và giảm bớt theo thời gian. Hầu hết tác dụng phụ của thuốc chẹn beta là sự mở rộng của tác dụng điều trị chậm nhịp và hạ huyết áp hiếm khi nghiêm trọng… Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thất trái trước thì có thể bị suy tim xung huyết và cần ngừng uống thuốc.

Các tác dụng phụ khác bao gồm: Chóng mặt, mệt mỏi và trầm cảm, một số trường hợp gây ảo giác. Tác dụng phụ hay gặp trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn/nôn. Co thắt phế quản và ngừng thở thường xảy ra nhiều hơn với thuốc chẹn beta không chọn lọc hoặc với liều cao của các thuốc tác dụng chọn lọc lên tim.

2.3 Thuốc chẹn kênh canxi

Ion canxi có vai trò rất quan trọng trong co cơ. Do đó việc ức chế kênh canxi sẽ gây cản trở quá trình co cơ, dẫn đến làm giảm sức co bóp của tim, giảm tiêu thụ oxy cơ tim, giãn động mạch vành và tăng cường nuôi dưỡng cơ tim. Các thuốc này được chia làm 2 nhóm có chống chỉ định khác nhau là nhóm dihydropyridin và nhóm non-dihydropyridin.

Nhóm non-dihydropiridin có tác dụng gây giảm sức co bóp của tim, chậm nhịp tim, đặc biệt là thuốc verapamin. Do vậy, cần tôn trọng hết sức chặt chẽ các chống chỉ định của nhóm thuốc này.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp- Ảnh 3.

Người bệnh chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.4 Thuốc ức chế men chuyển

Các thuốc hay được dùng là perindopril, lisinopril, enalaprin, tanatril… và nên được dùng bắt đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần liều tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.

Thuốc vừa có tác dụng hạ huyết áp, vừa có tác dụng chống rối loạn chức năng thất trái; chức năng nội mạc mạch máu ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Do đó có tác dụng làm giảm được các biến cố suy tim, nhồi máu cơ tim tái phát. Chính vì thế, thuốc được chỉ định sớm ngay khi bị nhồi máu cơ tim.

Nhược điểm hay gặp nhất của các thuốc nhóm này là gây ho. Nếu ho ít, bệnh nhân có thể chịu đựng được thì vẫn nên tiếp tục dùng thuốc. Trường hợp ho nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn đổi thuốc.

2.5 Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Cholesterol máu đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của mảng vữa xơ động mạch - là nguyên nhân chủ yếu gây nên nhồi máu cơ tim. Do đó việc điều chỉnh các rối loạn lipid máu là rất cần thiết trong điều trị nhồi máu cơ tim.

Các thuốc thường được sử dụng sau nhồi máu cơ tim hiện nay thuộc nhóm statin, gồm rosuvastatin, simvastatin, atovastatin, crestor (cestor còn có khả năng làm giảm kích thước của mảng vữa xơ động mạch vành).

Các thuốc này không những làm giảm các biến cố tim mạch ở các bệnh nhân có rối loạn lipid máu, mà còn giảm các biến cố này ở cả những bệnh nhân không bị rối loạn lipid máu. Do vậy, đối với bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim mà ngay cả khi các xét nghiệm về mỡ máu cho về giá trị bình thường, thì việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng là hết sức cần thiết. Thời gian dùng thuốc càng kéo dài càng tốt. Trừ khi xảy ra các tác dụng phụ không mong đợi phải ngưng điều trị (như tăng men gan, đau cơ…).

3. Lưu ý chung trong điều trị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh tối cấp cứu, có nguy cơ tử vong cao và có thể để lại di chứng nặng nề. Do đó biện pháp điều trị tốt nhất là dự phòng bệnh. Ngay từ khi chưa mắc bệnh đã cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục phù hợp với thể trạng để phòng ngừa bệnh.

Ngừng hút thuốc lá là yếu tố rất quan trọng, vì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Tránh môi trường khiến bạn phải hút thuốc lá thụ động.

Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh và được can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Trong quá trình dùng thuốc, không nên tự ý giảm liều hoặc tăng liều thuốc, không tự ý bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp gặp phải tác dụng phụ của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được điều chỉnh thuốc kịp thời.

Tất cả các thuốc điều trị đều có khả năng tương tác thuốc, tương tác với thực phẩm bổ sung. Do đó bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ các loại thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc bổ, thuốc đông y đang dùng hoặc có ý định dùng để được tư vấn tránh tương tác bất lợi...

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 3 giờ trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Sự kết hợp độc đáo giữa bia và trứng gà không chỉ đơn thuần là thú vui nhậu nhẹt, sự kết hợp này còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Sống khỏe - 5 giờ trước

Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt chú ý đến điều này để có làn da căng mịn, tránh dấu hiệu lão hóa.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Ăn bơ thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường (người đái tháo đường) kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 10 giờ trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Sống khỏe - 14 giờ trước

Hôm nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã vinh dự nhận danh hiệu Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ 2. Đây là giải thưởng được Bộ Y tế trao tặng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã có đóng góp quan trọng vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Lớn tuổi, suy buồng trứng sớm, dự trữ buồng trứng gần như đã cạn kiệt, nhờ phác đồ điều trị cá nhân hóa cùng với sự đồng hành sát sao của bác sĩ Trung tâm IVF Phương Đông, vợ chồng anh Khóa - chị Hương (Hà Nội) đã thành công đón con đầu lòng sau 21 năm mong mỏi.

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

Top