eMagazine


Dối trá trong đào tạo cao đẳng y - dược (1): Xe ôm thi hộ tốt nghiệp, cán bộ đưa tài liệu cho thí sinh chépDối trá trong đào tạo cao đẳng y - dược (1): Xe ôm thi hộ tốt nghiệp, cán bộ đưa tài liệu cho thí sinh chép

Chưa từng đi học một buổi nào, đến mặt giáo viên cũng không biết thế nhưng suốt nhiều kỳ học của hệ đào tạo chính quy cao đẳng y - dược, nhóm phóng viên vẫn có điểm tất cả các môn và đủ điều kiện để thi tốt nghiệp, cấp bằng hành nghề.

Tìm đủ cách “vợt” học viên, cả khoá đào tạo không cần đến lớpTìm đủ cách “vợt” học viên, cả khoá đào tạo không cần đến lớp

Sau hàng loạt vụ việc người dân bị ngộ độc, nhập viện do uống nhầm thuốc, PV Báo Sức khoẻ & Đời sống đã trực tiếp đăng ký, mục sở thị các khoá đào tạo cao đẳng y - dược chính quy

Thấy gì sau những tấm bằng có được từ đào tạo gian dối?

Sau khi loạt bài "Dối trá trong đào tạo cao đẳng y – dược" được đăng tải trên Báo Sức khỏe và Đời sống, nhiều chuyên gia ngành y tế với giới khoa học đã lên án mạnh mẽ hành vi gian dối này. Một số ý kiến cho rằng cần phải xử lý nghiêm, tịch thu bằng, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với những tổ chức, cá nhân vi phạm.

PGS.TS Phan Toàn Thắng, là bác sỹ tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1991, hiện là giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết, khi đọc loạt bài "Dối trá trong đào tạo cao đẳng y – dược", ông đã ngay lập tức chia sẻ về trang Facebook cá nhân của mình. "Tôi hy vọng với sự thật vạch trần trong bài, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm để chấn chỉnh lại thực trạng đào tạo trong khối ngành y dược hiện nay", ông Thắng nói.

PGS.TS Phan Toàn Thắng chỉ rõ, hệ quả của những tấm bằng có được từ đào tạo gian dối rất nguy hại. Chủ nhân của những tấm bằng đó sẽ bán thuốc, nhưng nguy hiểm là họ không có chuyên môn mà lại bán thuốc điều trị cho bệnh nhân.

“Dối trá trong đào tạo cao đẳng y - dược” tạo ra loại virus, nguy hại khôn lường - Ảnh 3.

PGS.TS Phan Toàn Thắng

"Thực trạng trong bài báo đã đưa ra cảnh báo có tình trạng bát nháo trong công tác đào tạo y dược hệ cao đẳng của khối trường ngoài hệ thống Bộ Y tế. Ngày xưa thế hệ tôi gần như không có chuyện đào tạo gian dối như vậy, học ra học chứ không có các "dịch vụ" như hiện nay. Sản phẩm đào tạo không học, không thi, không thực hành vẫn có bằng, khi ra ngoài xã hội sẽ phát tác như một loại virus, nguy hại khôn lường", PGS.TS Phan Toàn Thắng nhận định.

Ông Thắng cho biết, ở Singapore, điều dưỡng, y bác sĩ được đào tạo rất bài bản, thu nhập của người làm ngành này cũng rất cao. Điều dưỡng có mức lương khoảng 40 triệu đồng/tháng, y, bác sĩ có lương khoảng 100 triệu đồng/tháng. Nếu làm khu vực tư nhân thì thu nhập còn cao hơn. Ở Việt Nam, đáng tiếc là những cơ sở đào tạo kiểu vì lợi nhuận không hiếm, nên chất lượng lao động khối ngành này chưa cao.

Khối ngành y-dược cần được quản lý đặc thù

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT cho rằng phải xử lý thật nghiêm sai phạm này, chấn chỉnh lại hoạt động đào tạo khối ngành y dược.

“Dối trá trong đào tạo cao đẳng y - dược” tạo ra loại virus, nguy hại khôn lường - Ảnh 4.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT.

"Lĩnh vực nào cũng có người tốt và người xấu nhưng vấn nạn không qua học hành, đào tạo, thực tập có bằng cấp trong khối y dược thì vô cùng nguy hiểm, bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Việc một số trường cao đẳng tìm đủ mọi cách chèo kéo để có học viên đăng ký, nộp học phí vào trường như Báo Sức khoẻ & Đời sống phản ánh nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại", TS Lê Trường Tùng nhìn nhận.

Theo TS Lê Trường Tùng, vụ việc này có nhiều điểm tương đồng với vụ cấp bằng giả ở Đại học Đông Đô trước đây. Tuy nhiên mức độ lớn và nghiêm trọng hơn theo kiểu hình thành đường dây bởi đăng ký, nộp học phí vào một trường, thi tốt nghiệp một trường nhưng lại được một trường cấp bằng Dược.

TS Lê Trường Tùng cũng nêu rõ, đào tạo khối ngành y - dược và sư phạm phải được coi là đào tạo tinh hoa. Tinh hoa từ chất lượng đào tạo đến việc làm, lương bổng, nhìn nhận của xã hội. Và đã là tinh hoa thì không được phép cẩu thả trong bất kỳ khâu nào, đặc biệt là khâu đào tạo.

“Dối trá trong đào tạo cao đẳng y - dược” tạo ra loại virus, nguy hại khôn lường - Ảnh 5.

Nữ cán bộ tuyển dụng thu thêm tiền học phí để chuyển học viên từ trường Cao đẳng Dược Hà Nội sang Cao đẳng Y tế Phú Thọ với mục đích được thi tốt nghiệp và cấp bằng sớm mà không cần phải học.

Để chấn chỉnh đào tạo y- dược, theo TS Lê Trường Tùng thì đào tạo hệ đại học hay cao đẳng, trung cấp thì vẫn cần kiểm soát kỹ chỉ tiêu tuyển sinh, điều kiện đầu vào và giám sát đầu ra. Cần quy định mức điều kiện đầu vào cao hơn các khối ngành khác, đầu ra phải đáp ứng được chuẩn đã có sẵn. Ví dụ trong khối ngành y - dược, trường phải có bệnh viện để sinh viên thực hành. Không thể để tồn tại trường đào tạo y dược mà không có nổi phòng thí nghiệm cho sinh viên thực tập.

"Giáo dục gắn với trách nhiệm xã hội. Cho "ra lò" những người không có trách nhiệm với chính bản thân mình như thế thì nguy hại lắm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng người khác. Đào tạo mà cho ra lò phế phẩm thì tai họa", Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT nhấn mạnh.

Giáo sư, bác sỹ, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cũng bày tỏ, ngành y dược vốn rất khắt khe trong đào tạo, tình trạng bát nháo, lộn xộn, không học, không thực hành mà được cấp bằng như trong loạt bài Báo Sức khỏe và Đời sống nêu là điều không thể chấp nhận được. Bát nháo, lộn xộn như không ai quản lý, đi học y - dược mà còn dễ hơn cả mua bán rau ngoài chợ là điều quá sức tưởng tượng.

“Dối trá trong đào tạo cao đẳng y - dược” tạo ra loại virus, nguy hại khôn lường - Ảnh 6.

Giáo sư, bác sỹ, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí.

"Tôi mong cơ quan chức năng, chủ quản của các trường sẽ thẳng thắn nhìn nhận những tiêu cực đang tồn tại, có biện pháp chấn chỉnh để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành y dược",  ông Nguyễn Anh Trí nói.

Nhiều chuyên gia cũng đề nghị cơ quan công an cần phải vào cuộc để làm rõ đúng sai, xử lý trách nhiệm từng người. Phía các đơn vị chức năng khác cần tăng cường quản lý đào tạo khối ngành y dược, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý đến từng giảng viên, sinh viên. Khi quản lý, kiểm soát chặt thì các trường có muốn làm sai, làm bậy cũng khó.

Bí mật "động trời" đằng sau tấm bằng cao đẳng chính quy ngành dược không qua đào tạo

Báo Sức khoẻ & Đời sống tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất vụ nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House

Thông tin mới nhất vụ nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Đại diện truyền thông cho The Coffee House cho biết, công ty và gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đồng thuận về phương án đền bù.

Hà Nội: Dự án tái định cư trì trệ, hàng ngàn căn hộ bị bỏ hoang nhiều năm

Hà Nội: Dự án tái định cư trì trệ, hàng ngàn căn hộ bị bỏ hoang nhiều năm

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Giữa bối cảnh giá chung cư ngày càng đắt đỏ, nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân, đặc biệt tại Hà Nội, ngày càng "xa vời", hình ảnh 3 tòa nhà tái định cư cao tầng bên hồ Đền Lừ với cả ngàn căn hộ bị bỏ hoang, xuống cấp... khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội

Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - 11 giờ trước

Chiều 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn.

Làng quê nháo nhác trước tin người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng rồi 'biến mất'

Làng quê nháo nhác trước tin người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng rồi 'biến mất'

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua, vùng quê Nam sông Gianh (Quảng Bình) nháo nhác vì thông tin một người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng của người dân rồi rời khỏi địa phương, không liên lạc được.

Yêu cầu trung tâm đăng kiểm tạo mã QR để người dân không phải thanh toán tiền mặt

Yêu cầu trung tâm đăng kiểm tạo mã QR để người dân không phải thanh toán tiền mặt

Thời sự - 16 giờ trước

Ngành đăng kiểm đang dần thay đổi hình thức thanh toán dịch vụ, trong đó các loại lệ phí đăng kiểm, phí sử dụng đường bộ sẽ hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Vụ 2 học sinh bị sóng cuốn ở Hà Tĩnh: Tìm thấy 1 thi thể cách nơi gặp nạn 5km

Vụ 2 học sinh bị sóng cuốn ở Hà Tĩnh: Tìm thấy 1 thi thể cách nơi gặp nạn 5km

Thời sự - 17 giờ trước

Sau hai ngày tìm kiếm 2 học sinh bị sóng biển cuốn trôi, đến sáng nay, các lực lượng ở Hà Tĩnh đã tìm thấy thi thể em P.N.T.L cách vị trí gặp nạn 5km.

Điểm danh những nơi sẽ có mưa rất to do không khí lạnh tràn về

Điểm danh những nơi sẽ có mưa rất to do không khí lạnh tràn về

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, Hà Nội và nhiều khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông. Cục bộ có mưa rất to.

Phát hiện đạn 'khủng' khi đào móng thi công trạm y tế

Phát hiện đạn 'khủng' khi đào móng thi công trạm y tế

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Quá trình đào móng thi công trạm y tế, người dân phát hiện một quả đạn còn nguyên đầu nổ. Hiện lực lượng chức năng cắm biển cảnh báo nguy hiểm để tiến hành các bước xử lý.

Hà Nội: Sở GTVT yêu cầu làm rõ thông tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông có lãi tăng vọt

Hà Nội: Sở GTVT yêu cầu làm rõ thông tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông có lãi tăng vọt

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông báo cáo năm thứ 2 liên tiếp có lãi, riêng năm 2024 vừa qua lãi đến 13 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị làm rõ thông tin trên.

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp miền Bắc bước vào đợt mưa dông mới. Dự báo có những nơi mưa rất to đến 150mm, cần đề phòng hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Top