Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao có thể ghép phổi cho người lớn từ người hiến còn sống nhưng "không ai làm thế"?

GiadinhNet- Về nguyên tắc, có thể ghép phổi từ người cho sống đối với người nhận là người lớn "nhưng không ai làm thế".

Vì sao ghép phổi cho người lớn nên tìm nguồn từ người cho chết não? - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, để ghép phổi có 2 nguồn tạng. Nguồn thứ nhất là từ người cho chết não, tuỳ từng bệnh nhân cần ghép có thể lấy một bên phổi hoặc cả hai bên. Trường hợp thứ hai là ghép phổi từ nguồn cho sống.

Ở Việt Nam, hiện đã ghép phổi từ cả hai nguồn này. Trong đó, trường hợp ghép phổi từ người cho sống là bé trai 7 tuổi ở Quản Bạ, Hà Giang (thực hiện ngày 21/2/2017 tại Bệnh viện 103). Ca mổ kéo dài khoảng 11 giờ với sự tham gia của các chuyên gia tới từ Nhật Bản và hơn 100 nhân viên y tế của Học viện Quân y 103. 3 kíp mổ hoạt động đồng thời, trong đó 2 ca lấy thùy dưới phổi của bố và bác ruột để thay thế cả 2 lá phổi cho bé Lý Chương Bình bị hỏng toàn bộ lá phổi do giãn phế quản. Sau ghép, phổi bệnh nhi sẽ nở dần.

Vì sao ghép phổi cho người lớn nên tìm nguồn từ người cho chết não? - Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ghép phổi cho bé Bình. Ảnh: BVCC

BS Ước đánh giá phương án ghép phổi từ người cho sống phù hợp với trẻ em do trọng lượng cơ thể thấp, thể tích phổi nhỏ nên có thể lấy 2 phần phổi nhỏ từ 2 người thân để ghép.

Chức năng phổi của người hiến không ảnh hưởng nhiều do chỉ cắt một phần nhỏ phổi. Tuy nhiên, người hiến không thể làm việc nặng hay chơi các môn thể thao gắng sức.

Về nguyên tắc, có thể ghép phổi từ người cho sống đối với người nhận là người lớn "nhưng không ai làm thế" - PGS Ước đánh giá. Đó là do phổi người lớn kích cỡ lớn, khối lượng cho sẽ lớn, như vậy sẽ "biến một người bình thường thành tàn phế". Do đó, thường sẽ ghép phổi cho người lớn từ nguồn cho là người chết não.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia từng tham gia nhiều cuộc ghép tạng này, nếu ghép phổi người lớn từ người cho sống, sẽ cần ít nhất 3 đến 4 người cho. Đặc biệt, nếu ghép thành công, việc chăm sóc sau ghép, đặc biệt về miễn dịch sẽ vô cùng khó khăn.

Với nguồn tạng từ người chết não, ngoài việc đáp ứng thể tích, tức là phổi người tặng phải tương đương phổi của người nhận, không được chênh lệch quá 30% thì nguồn tạng ghép cũng phải đáp ứng các điều kiện về miễn dịch và nhiều chỉ số hoà hợp khác.

Ca ghép phổi đầu tiên từ nguồn cho chết não ở Bệnh viện Việt Đức diễn ra cuối năm 2018. Từ đó đến nay, Bệnh viện ngoại khoa hàng đầu cả nước này đã thực hiện 5 ca, đều từ nguồn cho chết não. Trong đó có ca bác sĩ vừa ghép phổi, vừa sửa tim. Trước mổ, các bác sĩ đo đạc kích thước phổi để phù hợp giữa người nhận và người cho. Song, trong khi ghép, 4/5 ca phải cắt bớt phổi người cho.

Một chuyên gia về lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam đánh giá, thành công kĩ thuật ghép phổi đến 85-90%, nhưng tỉ lệ sống lâu dài chỉ bằng 50% so với ghép tim. 50% bệnh nhân ghép phổi sống trên 5 năm, ghép tim thì hơn 10 năm.

Sáng ngày 21/5, Bộ Y tế cho biết 12 giờ qua không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2, đánh dấu 35 ngày không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 324 ca nhiễm có 184 ca là người nhập cảnh, được cách ly ngay, còn lại lây nhiễm trong cộng đồng.

Tới sáng 21/5, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là gần 13.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 307 người, tại cơ sở tập trung hơn 7.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Tổng số ca nhiễm 324, trong đó 264 người khỏi bệnh. Trong 60 bệnh nhân đang điều trị, ba người xét nghiệm âm tính lần một, năm người âm tính lần hai, 2 người viêm phổi do virus phải thở oxy mũi.

Hiện có 1 bệnh nhân nguy kịch, đó là bệnh nhân 91 (43 tuổi, có yếu tố béo phì, điều trị hơn 2 tháng, đang ở ngày thứ 46 chạy ECMO - cách duy nhất duy trì sự sống, ngày thứ 27 mở khí quản). Bệnh nhân này đã có chỉ định ghép phổi từ nhiều ngày trước, tuy nhiên chưa thể ghép vì đang nhiễm trùng màng phổi dù đã được khẳng định khỏi bệnh COVID-19. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Kết quả chụp vi tính cắt lớp lần hai gần đây xác định phổi bệnh nhân 91 có những dấu hiệu phục hồi khoảng 20%. Các nhà chuyên môn trong cuộc hội chẩn trực tuyến toàn quốc 19/5 nhận định dung tích phổi trên phim chụp của bệnh nhân có tăng nhưng tiên lượng dè dặt về sự phục hồi của phổi.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 6 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top