eMagazine

Dansport – một môn thể thao nghệ thuật tưởng vốn như không thể dành cho người khiếm thị nhưng thầy Tô Văn Hòa và các học viên của mình đã minh chứng điều ngược lại. Gần 3 năm qua, họ đã đồng hành trong hàng trăm giờ học miễn phí đặc biệt. Lớp học đã trở thành nơi truyền lửa đam mê, năng lượng cho hàng trăm người khiếm thị vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống.

Ở nơi ánh sáng và bóng tôi giao hòa

Như một sứ mệnh trong đời

Thầy Hòa sinh năm 1984. Đam mê nghệ thuật từ nhỏ, thầy bắt đầu bén duyên với khiêu vũ thể thao từ năm 2003. Gắn bó với bộ môn này đến ngày hôm nay, chính thầy Hòa cũng không ngờ tới. Theo lời thầy kể, lúc đầu thầy Hòa chỉ nghĩ đi học cho vui chứ không xác định học chuyên nghiệp, nhưng càng học lại càng đắm chìm vào những bước nhảy. Có lẽ với thầy đây chính là cái duyên, cũng như duyên phận đưa thầy đến với lớp khiêu vũ dành cho người khiếm thị.

Vũ điệu hoan ca trên đôi chân của người khiếm thị - Ảnh 2.

Khoảnh khắc hòa vào điệu nhảy của các học viên lớp khiêu vũ dành cho người khiếm thị.

Thầy Hòa trở thành giáo viên dạy nhảy cho các thành viên trong Câu lạc bộ khiêu vũ người khiếm thị Hà Nội là do nhận lời mời của Trung tâm Hỗ trợ việc làm cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Khi ấy trung tâm muốn mở lớp thể chất dành cho Hội Người mù Đống Đa nên đã liên hệ thầy Hòa đến dạy thử nghiệm một khóa cơ bản 20 buổi do trung tâm tài trợ kinh phí.

Chính 20 buổi học ngắn ngủi ấy đã nhen nhóm lên trong lòng tất cả thành viên của câu lạc bộ niềm khát khao với khiêu vũ, họ đã bày tỏ mong muốn của bản thân trong nhóm chat với thầy Hòa.

Bắt đầu từ giây phút ấy, thầy đã xác định bản thân sẽ gắn bó với lớp học này: "Tôi thấy được sự khao khát, niềm đam mê nhiệt huyết trong họ. Đôi mắt họ không sáng, nhưng họ muốn cảm nhận thế giới này qua âm nhạc và những điệu khiêu vũ. Đối với tôi, đây là một cơ duyên kỳ diệu để tôi có thể làm điều mình thích một cách ý nghĩa hơn. Tôi đã nói với học viên rằng, nếu mọi người muốn học tiếp thì tôi sẵn sàng dạy vì lớp sẽ không bao giờ nghỉ. Vậy là tôi gắn bó với lớp học đến bây giờ".

Lớp học duy trì được 1 năm, trung tâm thấy khóa đầu tiên khá thành công nên muốn mở thêm một lớp nữa, thầy Hòa không do dự đồng ý đứng lớp. Sau đó thầy dồn 2 lớp thành 1.

Khoảnh khắc đôi học viên trẻ nhất lớp đang trao đổi với nhau về một sản phẩm đất nặn của học viên.  

Đối với thầy Hòa, tất cả những gì thầy làm từ 2018 cho đến hiện tại đều là đam mê, vì trong tâm thầy thực sự yêu thương những thành viên của lớp học. Thầy thẳng thắn: "Gần 3 năm nay tôi dạy miễn phí, chẳng phải vì tôi muốn người ta biết đến để nổi tiếng. Tôi yêu bộ môn khiêu vũ và cũng yêu những con người trong hội đầy nghị lực. Chính họ truyền cho tôi động lực để tiếp tục công việc. Chẳng có lý do gì tôi không hết mình cả".

Thầy Hòa không ngần ngại chia sẻ việc không thu học phí của lớp khiêu vũ có ảnh hưởng đôi chút tới kinh tế, nhưng thầy khẳng định bản thân có thể thu xếp được. Thầy nói: "Ai cũng có những khó khăn riêng, nhưng thay vì ngồi trà đá hay đi dạo loanh quanh thì tôi dành thời gian làm những việc mà mọi người chào đón một cách nghiêm túc. Tôi coi đây là một sứ mệnh của cuộc đời mình".

Bước khởi đầu chẳng mấy dễ dàng


Dạy khiêu vũ cho người bình thường đã khó nên dạy khiêu vũ cho người khiếm thị còn khó hơn. Chia sẻ về buổi dạy đầu tiên, thầy Hòa bồi hồi: "Khi ấy, biết rằng mình dạy một lớp không bình thường nên tôi cũng có sự chuẩn bị rất kỹ về tâm lý. Tôi đã nghĩ đến việc phải sử dụng tiếng vỗ tay để có thể kết nối với các thành viên trong lớp với nhau không ngờ điều đó đã khiến các thành viên trong lớp rất ủng hộ".     

Vũ điệu hoan ca trên đôi chân của người khiếm thị - Ảnh 4.

Chuyện đang đứng bỗng va phải nhau không phải là chuyện hiếm gặp ở lớp học nhảy cho người khiếm thị.

Đối với những học viên là người khiếm thị, thầy Hòa phải chia nhỏ các động tác, chỉ dẫn cho học từng bước chân, từng cái đưa tay, miêu tả chi tiết từng chuyển động.  

Giáo trình biên soạn được thầy miêu tả một cách đầy đặc biệt là "vừa thực hành vừa nói như kể chuyện". Có mặt tại một giờ giảng của thầy Hòa mới thấy hết sự tận tâm của  thầy giáo đặc biệt.  Khi học sinh không hiểu, thầy phải giảng chậm lại, chi tiết hơn một chút. Khi có động tác chân, thầy Hòa đưa chân lên để mọi người cảm nhận hướng di chuyển, trọng tâm như thế nào. Thầy nói với từng người, nói đi nói lại cho đến khi họ hiểu thì mới chuyển qua người tiếp theo.

Vũ điệu hoan ca trên đôi chân của người khiếm thị - Ảnh 5.

Những cặp đôi phối hợp với nhau trong từng nhịp khi điệu nhạc vang lên.

Gần như tất cả mọi người trong những buổi học đầu tiên đều rất phấn khởi vì được trải nghiệm những điều "chưa từng mơ" trong đời. Nhưng đôi lúc trong lớp cũng xảy ra xích mích, khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Thầy Hòa vẫn luôn trăn trở một điều rằng mình không bao quát hết được các học viên: "Có những thành viên mới đến, họ cũng muốn nhảy được như những vũ công khiếm thị tập mấy năm rồi. Nhưng họ không hiểu, thời gian có hạn, tôi không thể giám sát họ từ đầu giờ đến cuối giờ được. Họ chạnh lòng nghĩ rằng tôi hời hợt với người mới, chẳng ai nói ra những nhìn thái độ của họ tôi hiểu".

Gần 3 năm rồi, thầy Hòa cũng học viên của mình đã cùng nhau trải qua nhiều kỷ niệm. Nhiều lúc trời mưa, thầy cũng ngại đi dạy, nhưng nghĩ đến được làm công việc mình yêu thích, thầy lại không còn ngại vất vả nữa. Đến nơi, thấy học viên người thì đi xe ôm, người đi bus, thậm chí đi bộ đến học, thầy Hòa lại được tiếp thêm sức mạnh.

Vũ điệu hoan ca trên đôi chân của người khiếm thị - Ảnh 6.

Phút nghỉ giải lao của lớp học nhảy dành cho người khiếm thị.

Những hôm trời nắng nóng thì còn mệt hơn. Thời tiết oi bức, trong phòng tập ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại, nhưng tinh thần mọi người đều phấn chấn, xua tan cái mệt mỏi của mùa hè. Đại dịch COVID vừa rồi, mọi người ở vùng dịch dù muốn đến tập nhưng sợ lây dịch cho người khác nên đành ở nhà. Thầy Hòa kể: "Có những lúc cao điểm bùng dịch, lớp chỉ có 5, 6 người, đeo khẩu trang nhưng vẫn luyện tập chăm chỉ".

Khi ánh sáng và bóng tối giao hòa

Gắn bó 15 năm cùng những bước nhảy, thầy Hòa đã có 10 năm kinh nghiệm tham gia các cuộc thi khiêu vũ trong nước và quốc tế. Người thầy đáng nể ấy đã có niềm đam mê với nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ nên thầy hiểu mỗi học viên đều giống như mình, mơ ước được một lần trình diễn trên sân khấu lớn.

Điều quan trọng nhất là sau mõi giờ học nhảy mọi khoảng cách đã được xóa nhòa.

Suốt 3 năm ấp ủ, cuối cùng, ước mơ đó đã thành hiện thực. Ngày 4/4 vừa qua, tất cả các học viên của thầy đã có cơ hội được thể hiện bản thân, cháy hết mình với đam mê trong cuộc thi "Bước nhảy xóa nhòa mọi khoảng cách" – cuộc thi khiêu vũ dành riêng cho người khiếm thị. Thầy Tô Văn Hòa đã vinh dự được mời làm huấn luyện viên cho các thí sinh. Tất cả học viên đều kiên trì tập luyện liên tục mấy tháng liền để chuẩn bị tốt cho cuộc thi. Thầy Hòa đã rất tự hào về những học viên của mình.

Thầy Hòa cẩn thận chỉnh sửa động tác cho từng học viên.

Khát vọng chung của thầy Hòa và những học viên khiếm thị là mong muốn nhảy dansport sẽ trở thành môn thi chính thức cho người khiếm thị trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước và quốc tế. Thầy Hòa và các học viên cũng đã đề xuất ý kiến với ban lãnh đạo giải và được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, để giấc mơ trở thành sự thật thì không chỉ cần có sự đồng thuận mà còn cần nhiều sự nỗ lực để thành quả tập luyện được ghi nhận.

Vũ điệu hoan ca trên đôi chân của người khiếm thị - Ảnh 9.

Ít ai biết rằng anh Thế Ạnh từng là một doanh nhân thành công nhưng một biến cố đã khiến anh mất đi hoàn toàn thị lực của mình.

Thầy Hòa từng nghĩ, nếu có một ngày mong ước ấy thành hiện thực, tất cả mọi người chắc chắn sẽ vỡ òa vì hạnh phúc. Nghĩ tới cảnh tượng đó, thầy Hòa không cầm được xúc động: "Nếu khiêu vũ thể thao của người khiếm thị được chào đón nồng nhiệt, chắc chắn họ sẽ khóc. Chúng tôi ít ai nghĩ đến sẽ có ngày thực hiện được điều đó. Khi ấy, đại gia đình chúng tôi sẽ càng đoàn kết, sẵn sàng chào đón những thành viên mới, trở thành một cộng đồng sống vì nhau, sống thật ý nghĩa".

Vũ điệu hoan ca trên đôi chân của người khiếm thị - Ảnh 10.

Họ kết nối với nhau bằng sức mạnh của trái tim trong nghị lực vượt qua bóng tối.

Có lẽ chính niềm đam mê với âm nhạc và khiêu vũ đã kết nối thầy Hòa cùng tất cả học viên, đập vỡ bức tường vô hình ngăn cản người khiếm thị hòa nhập với cộng đồng. 

Thầy Hòa quan niệm: "Hơn ai hết, những người khiếm khuyết vẫn luôn cố gắng hết khả năng của bản thân, tự vận động để không trở thành gánh nặng của xã hội, như Bác Hồ nói là "tàn nhưng không phế". 

Hiện tại, lớp của thầy Hòa càng lúc càng đông học viên. Vẫn là người thầy ấy, vẫn là lớp học vào sáng thứ 4 và thứ 6, những âm thanh của bước nhảy trên nền gạch hòa cùng âm nhạc và tiếng cười đùa vui vẻ như bất tận trong cuộc sống này.

HUY HOÀNG

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt kẻ giả danh thanh tra môi trường, lừa tiền của hơn 40 người

Bắt kẻ giả danh thanh tra môi trường, lừa tiền của hơn 40 người

Pháp luật - 6 giờ trước

Đối tượng Mai Văn Huyên đã giả danh thanh tra môi trường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hơn 40 người, thu lợi bất chính khoảng 200 triệu đồng.

Miền Bắc nắng trở lại sau đợt mưa dông, nền nhiệt tăng lên ngưỡng bao nhiêu?

Miền Bắc nắng trở lại sau đợt mưa dông, nền nhiệt tăng lên ngưỡng bao nhiêu?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo, sau đợt mưa dông rải rác, ngày 21/5, miền Bắc hửng nắng, thời tiết khu vực tạnh ráo.

Bắt tạm giam đối tượng không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm

Bắt tạm giam đối tượng không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm

Pháp luật - 6 giờ trước

Thấy hơn 170 triệu đồng đổ vào tài khoản ngân hàng của mình, dù không biết là tiền của ai nhưng Dũng vẫn chi tiêu hết. Tại cơ quan công an, Dũng hứa chi trả dần cho người chuyển khoản nhầm, nhưng 1 năm sau vẫn không thực hiện cam kết.

Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường

Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường

Pháp luật - 6 giờ trước

Quá trình vào Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), nhóm phụ nữ đã dừng ô tô giữa đường để chụp ảnh, nhảy múa và tập thể dục.

Hé lộ mánh khóe Giám đốc công ty ở Hải Dương sản xuất hàng nghìn chai dầu nhờn giả

Hé lộ mánh khóe Giám đốc công ty ở Hải Dương sản xuất hàng nghìn chai dầu nhờn giả

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình sản xuất dầu nhờn động cơ đốt trong, Phương đã mua dầu nhờn động cơ có sẵn của công ty khác về sang chiết, đóng chai nhưng không tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng...

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P1): Bốn kẻ ngông cuồng

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P1): Bốn kẻ ngông cuồng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trên con đường vắng, hai thanh niên điều khiển 2 xe máy hiệu Honda Vision song song với nhau. Bất chợt, từ phía ngược chiều có 4 thanh niên khác áp sát, dùng hung khí uy hiếp khiến họ hoảng sợ, đưa xe máy cho chúng.

Lĩnh án tham ô tài sản vì 'biển thủ' tiền hàng của doanh nghiệp

Lĩnh án tham ô tài sản vì 'biển thủ' tiền hàng của doanh nghiệp

Pháp luật - 8 giờ trước

Được giao thu tiền của khách hàng, Thanh lập hai hệ thống sổ sách theo dõi, sau đó chiếm đoạt một phần tiền doanh nghiệp, rồi bỏ trốn…

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 21/5/2024: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 21/5/2024: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai nhiều quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ mất điện từ sáng sớm.

Chiêm ngưỡng cây cầu thuộc dự án nghìn tỷ ở Hà Nội chờ ngày thông xe

Chiêm ngưỡng cây cầu thuộc dự án nghìn tỷ ở Hà Nội chờ ngày thông xe

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Cây cầu vượt Nguyễn Văn Cừ - Hồng Tiến (quận Long Biên, Hà Nội) đã hoàn thiện nhưng hiện vẫn phải quây tôn 2 đầu cầu, chưa được thông xe vì phải chờ thi công xong đường kết nối.

Quảng Trị: Một doanh nghiệp bị xử phạt vì san ủi rừng tự nhiên

Quảng Trị: Một doanh nghiệp bị xử phạt vì san ủi rừng tự nhiên

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Công ty Cổ phần Trường Danh (Quảng Trị) cùng ông N.V.T. bị xử phạt vi phạm hành chính, phải nộp tổng số tiền 66 triệu đồng liên quan đến vụ việc rừng tự nhiên bị san ủi.

Top